"/>
Theo dự báo của nhiều chuyên gia quốc tế, giá cao su thiên nhiên trên thế giới sẽ tiếp tục tăng, thậm chí có thể đụng mức 4.000 đô la Mỹ/tấn trong năm 2013.
Giá sẽ tăng mạnh
Năm 2011 giá cao su thế giới đạt kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây nhưng qua năm 2012 lại giảm mạnh. Giá xuất khẩu cao su thiên nhiên bình quân 10 tháng năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt 2.829 đô la Mỹ/tấn, giảm đến 33,7% so với cùng kỳ.
Phát biểu tại Hội nghị cao su toàn cầu do Tập đoàn Cao su Việt Nam tổ chức ngày 30-11, ông Prachaya Jumpasut, Giám đốc điều hành Công ty
Tăng trưởng về mặt sản lượng của cao su tự nhiên có thể chậm đi nhưng ông Jumpasut cho biết sẽ vẫn có thặng dư.
Sau khi xem xét các yếu tố như tỉ lệ dự trữ và tiêu dùng, khả năng đồng đô la Mỹ mất giá, tăng trưởng kinh tế thế giới, ông Prachaya nhận định giá cao su thế giới có thể lên đến 4 đô la Mỹ/kg, tức 4.000 đô la Mỹ/tấn trước khi năm 2013 kết thúc.
Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kỳ vọng hội nghị với sự tham gia của nhiều quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới sẽ tạo ra được một sự đồng thuận, giúp giữ vững giá cao su. Theo ông Thuận, giá cao su hoàn toàn có thể giữ mức 3.000 đô la Mỹ/tấn trong năm 2013.
Còn theo kịch bản xấu nhất, biến động giá xăng dầu, tình hình kinh tế thế giới, tỷ giá, lãi suất, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại những nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc … không thuận lợi thì giá cao su có thể xuống mức 2.000 đô la Mỹ.
Tiến sĩ John Baffes, Chuyên gia kinh tế cấp cao, Ngân hàng Thế giới, dự báo tăng trưởng
Không ngại vỡ quy hoạch
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của cả nước 10 tháng đầu năm 2012 đạt 815.000 tấn, tăng đến 37,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ, giảm 8,7% do giá cao su giảm mạnh. Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 2.829 đô la Mỹ/tấn, giảm đến 33,7% so với cùng kỳ. Ông Thuận nhận định, giá cao su thiên nhiên năm 2012 giảm so với năm 2011 do năm 2011 là năm tăng đột biến; còn với mức giá xấp xỉ 3.000 đô la Mỹ/tấn, các nhà sản xuất cao su thiên nhiên vẫn duy trì được lợi nhuận, thậm chí là lợi nhuận cao.
Bên lề hội nghị đã có không ít ý kiến lo ngại giá cao su tăng liên tục trong nhiều năm trước có thể gây phá vỡ quy hoạch của ngành. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thuận cho rằng không đồng tình với việc giá cao su tăng cao trong thời gian qua gây phá vỡ quy hoạch ngành.
“Việc trồng cây cao su đã có quy hoạch rõ ràng. Bản thân các tỉnh có trồng cây cao su cũng có quy hoạch, dựa trên quy hoạch tổng thể của Bộ Nông nghiệp, nên tôi tin rằng quy mô phát triển cây cao su cả nước trong thời gian tới chỉ đạt mục tiêu quy hoạch của Chính phủ quanh mức 800.000 hec ta. Chúng tôi có thể đảm bảo quy hoạch không bị phá vỡ, gây ảnh hưởng đến giá cao su”, ông Thuận nói.
Hiện nay riêng Tập đoàn Cao su đã có thị trường xuất khẩu tại trên 40 nước. Xu hướng của toàn ngành là giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc từ 60% năm nay còn 40% trong năm 2013.