"/>
Nguồn cung tăng mạnh, giá phân bón thế giới đồng loạt giảm. Đây cũng là lý do thị trường phân bón trong nước từ giờ tới cuối năm sẽ hạ nhiệt theo tình hình chung.
Phân bón thế giới xuống thấp
Ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt
Bên cạnh đó, nhờ áp dụng công nghệ mới, giá thành nhiều loại phân bón trên thế giới sẽ giảm xuống. Nhờ đó, giá thành sản phẩm các loại phân bón này sẽ giảm, kéo theo các loại phân bón khác giảm giá thành.
Do giá thế giới đang có xu hướng giảm, nên giá phân bón nhập khẩu về Việt
Nên hạn chế nhập urê
Theo Bộ Công Thương, 8 tháng đầu năm nay, nước ta đã nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón các loại, tổng giá trị 1,1 tỷ USD. So với cùng kỳ 2012, lượng phân bón nhập khẩu tăng tới 25,39% về lượng và 11,19% về giá trị. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, việc nhập những loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu như SA, Kali, DAP là hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay, nước ta vẫn nhập một số loại phân bón trong nước đã dư thừa như urê (nhập khoảng 423 ngàn tấn) và NPK (362,8 ngàn tấn).
Trả lời Báo Công Thương về việc nhập một lượng lớn urê trong 8 tháng đầu năm liệu có ảnh hưởng tới doanh nghiệp hay không, đại diện Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết: hiện đạm Phú Mỹ vẫn tiêu thụ tốt, sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó do có chất lượng tốt, ổn định, có hệ thống phân phối hợp lý, trải đều trên các vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng trên cả nước. Về chính sách giá cả, đạm Phú Mỹ bán theo giá thị trường nên khi giá thế giới giảm thì Đạm Phú Mỹ cũng giảm giá phù hợp với xu hướng giá chung của thị trường.
Tuy nhiên, đại diện đơn vị này cũng cho biết: để hạn chế tình trạng nhập khẩu lượng urê quá lớn trong khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã dư thừa, nhà nước cần siết chặt nhập khẩu phân bón qua đường tiểu ngạch vì hoạt động này vừa làm thất thu thuế vừa không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.