Nông dân khổ vì phân bón thật - giả lẫn lộn

12:42 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Bảy, 2014

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ratràn lan suốt từ đầu năm tới nay, dù các lực lượng chức năng đã mở nhiều đợttruy quét, nhất là khu vực điểm nóng như miền Trung.

Việc xử lý các vi phạm chưa được giải quyết triệt để bởi vẫncòn thiếu những hướng dẫn cụ thể quy định về điều kiện sản xuất phân bón hợpchuẩn. Hội thảo về thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón đượctổ chức mới đây cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ.

Thật - giả lẫn lộn

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hộiPhân bón Việt Nam, tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả, phân bónnhái nhãn mác thật sự là thách thức đối với ngành sản xuất phân bón và gâynhiều bức xúc cho người dân. Trong năm 2013 có 100 cơ sở và trên 40 công ty sảnxuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại lớn cho bà con nôngdân.

Chỉ tính riêng theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường BộCông Thương năm 2013, qua kiểm tra hơn 5.372 vụ, có hơn 1.390 vụ vi phạm phânbón giả, phân bón kém chất lượng. Quý I/2014, Cục Quản lý thị trường cũng pháthiện, xử phạt 88 vụ vi phạm.

“Phân bón là loại dễ làm giả nhất vì chỉ cần với công nghệbằng cuốc xẻng, máy trộn bê tông, có nơi còn lấy đất pha bột gạch, bột đá trộnlàm phân bón để hốt tiền của nông dân” - ông Nguyễn Hạc Thúy nói.

Theo ông Thúy, lâu nay việc kiểm tra mới chỉ tập trung vàođiều kiện kinh doanh của các cơ sở sản xuất phân bón, nguồn gốc của các phânbón nhập khẩu chứ chưa đi sâu vào việc kiểm tra chất lượng mặt hàng này trướckhi lưu thông nên vẫn còn một lượng hàng lớn bị thả nổi về chất lượng.

Ông Nguyễn Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cho biết, hàng năm côngty cung ứng hơn 120.000 tấn phân bón các loại ra thị trường, trong đó chủ yếunhư phân đạm Lâm Thao, Cà Mau. Nhưng vấn đề hàng giả công ty không sợ bởi vẫnthường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, ôngKhang cho rằng đáng lo ngại nhất hiện nay lại là hàng thật nhưng chất lượng thấp.

“Điều này còn nguy hiểm hơn cả hàng giả, bởi hàng giả do phatrộn vẫn có thể còn 50% là hàng thật, còn hàng thật kém chất lượng thì các chỉsố hàm lượng NPK chỉ bằng 1/10 so với hàm lượng ghi trên vỏ bao. Do lợi nhuậncao nên có nhiều cơ sở bất chấp tất cả để kiếm lời. Bao bì nhãn mác ghi sao thìphải đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng như vậy chứ” - ông Khang bức xúc.

Theo ông Nguyễn Huy Quang, nông dân ở tỉnh Sóc Trăng rất khóphân biệt được bằng mắt thường phân bón giả, phân bón kém chất lượng và họ cũngkhông thể phân biệt được những nơi sản xuất gian dối.

“Trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi thấy tất cảcác sản phẩm đều được cho là “siêu này siêu nọ” và cứ thế mua chứ thực chấtkhông biết chất lượng thế nào. Vấn đề là các cơ quan chức năng cần đi đầu hướngdẫn, thông tin để người nông dân làm theo” - ông Quang chia sẻ.

Cần chế tài đủ mạnh

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn LêQuốc Doanh, Nghị định 202 của Chính phủ có hiệu lực từ đầu năm 2014 được đánhgiá là có nhiều điểm mới so với các Nghị định cũ về quản lý phân bón và đượcmong đợi sẽ tạo đột phá trong việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phân bóngiả, phân bón kém chất lượng.

“Với các quy định mới này, điều quan trọng là sản xuất phânbón đã trở thành ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện thay vì thả nổi nhưtrước đây. Việc quy định các điều kiện là rất cần thiết, đặc biệt là đối vớiphân bón hữu cơ. Sản phẩm phân bón phải là kết quả của cả một công trình nghiêncứu, do đó cần phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật để cấp phép” - Thứ trưởngnói.

Ông Cao Hoài Dương, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phân bón vàHóa chất dầu khí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Thế giới đánh giá, Nghị định202 đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh và cả nhậpkhẩu. Tuy nhiên, để triển khai Nghị định có hiệu quả thì công tác hậu kiểm đóngvai trò rất quan trọng. Theo ông Dương, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đềumong muốn các cơ quan chức năng làm thật chặt công tác hậu kiểm để lập lại trậttự trên thị trường kinh doanh phân bón.

Với việc hiện đa số nông dân chưa được trang bị kiến thứcphân biệt chất lượng phân bón, ông Dương cho rằng cần có chế tài đối với cácđơn vị sản xuất kinh doanh để họ không chỉ biết đưa sản phẩm ra thị trường,quảng cáo sản phẩm mà phải có trách nhiệm tổ chức đào tạo, trang bị kiến thứccho nông dân.

“Nếu nông dân được trang bị kiến thức và nhận biết được tầmquan trọng của phân bón thật - giả thì “nó” sẽ không có đất sống. Hơn nữa, vớiviệc cần có những quy định chứng nhận hợp quy chuẩn trong sản xuất phân bón thìcũng là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh phân bón chân chính tập trung đầu tưsang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản thay vì sẽ phải chịu những hệlụy từ các thị trường dễ tính như hiện nay” - ông Dương nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, vướng mắc hiện nay là vẫn chưa có hai Thông tưhướng dẫn cụ thể các quy định về điều kiện sản xuất phân bón và các loại phânbón phải công bố hợp quy, hợp chuẩn theo Nghị định 202. Chính điều này khiếnviệc xử lý các vi phạm phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn gặp nhiều khókhăn vì thiếu căn cứ xác định phân bón đạt chất lượng với phân bón không đảmbảo chất lượng.

Bên cạnh đó, Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóachất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp chưa quy định thẩm quyền của quản lýthị trường nên chưa có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối vớihành vi vi phạm về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng, quá thời hạnsử dụng…

Để nhanh chóng giải quyết những bất cập này, tại hội thảonói trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chậm nhất trong tháng 7/2014 phải hoàn thiện, bổsung hai Thông tư hướng dẫn về phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ để làm cơ sởpháp lý thực hiện Nghị định 202.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng chỉ đạo các cơ quan chứcnăng rà soát về thẩm quyền của các đơn vị xử lý vi phạm, trong đó đặc biệt nhấnmạnh tới quyền lớn nhất là rút giấy phép kinh doanh của các cơ sở vi phạm. Lựclượng quản lý thị trường phải coi việc chống kinh doanh sản xuất phân bón giảlà nhiệm vụ quan trọng và phải làm quyết liệt, không để tình trạng nhà sản xuấtbán ra rồi để mặc các đại lý muốn làm gì thì làm.

Nguồn: