"/>
Nếu cách đây 3 năm, nạn sản xuất phân bón kém chất lượng chỉ tập trung ở các tỉnh miền Tây thì hiện nay 45/63 tỉnh, thành trên cả nước đã có hiện tượng này, gây những hệ lụy không nhỏ cho người nông dân và DN làm ăn chân chính.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Công Thương, tính đến đầu tháng 11/2013, chỉ số tồn kho của ngành sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 16,5% so với cùng kỳ. Riêng các loại phân bón hiện tồn kho hơn 800.000 tấn, tăng 200.000 tấn so với thời điểm đầu năm, trong đó phân DAP tồn kho 60.000 tấn, đạm 100.000 tấn, NPK gần 370.000 tấn….
Cho rằng thời điểm hiện tại lượng tồn kho phân bón không đáng lo ngại, ông Nguyễn Gia Tường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhận định, sang tháng 12, cả nước bước vào vụ sản xuất đông xuân, nhu cầu tăng cao, lượng phân bón tồn kho sẽ được giải phóng. Nạn sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng ngày một gia tăng mới đang là vấn đề gây nhiều hệ lụy cho các DN làm ăn chân chính và cả người nông dân.
Nếu như cách đây 3 năm, nạn sản xuất phân bón kém chất lượng chỉ xuất hiện lẻ tẻ với quy mô rất nhỏ ở các tỉnh miền Tây, thì hiện nay vấn nạn này đã xuất hiện tại 45 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở những vựa lúa chính như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Nam Định, Thái Bình…, những vùng sâu, vùng xa hiếm phân bón do vận chuyển khó khăn, như Nghệ An, các tỉnh Tây Nguyên….
Theo ông Tường, việc sản xuất phân bón kém chất lượng quá đơn giản, đặc biệt là loại phân hỗn hợp NPK “chỉ cần dùng cuốc, xẻng phối trộn các nguyên liệu với nhau là thành phân bón, sau đó đóng bao bì nhãn mác của các thương hiệu mạnh rồi bán ra thị trường”. Tuy nhiên, do sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, thậm chí trộn cả bột đá để tăng trọng lượng khiến hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân bón này rất thấp, thông thường chỉ bằng 2% so với phân bón do các DN chân chính sản xuất.
Phân bón kém chất lượng đã và đang gây những hệ lụy không nhỏ cho người nông dân và cả ngành phân bón. Thống kê cho thấy, sản xuất phân bón tháng 11 giảm so với cùng kỳ, sản lượng phân NPK đạt 212,3 nghìn tấn, giảm 9,5%; phân DAP đạt 26 nghìn tấn, giảm 4,5%; phân urê đạt 208,1 nghìn tấn, giảm 3,0%. Tính chung 11 tháng, sản lượng phân NPK đạt trên 2,2 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ, phân DAP đạt 210.000 tấn, giảm 19,2%, riêng sản lượng phân urê đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 19,8%.
Trước những tác động tiêu cực do sản xuất phân bón kém chất lượng gây ra, ông Trương Quang Hoài
Trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phân loại và làm rõ phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh của các đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời, ông Nam cho biết thêm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng yêu cầu: Sản xuất trong nước hiện cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt hàng phân bón, do đó cần siết chặt quản lý nhập khẩu phân bón. Với nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng, lực lượng quản lý thị trường cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tăng cường kiểm soát, quyết không để phân bón kém chất lượng lưu thông trên thị trường gây hại cho người nông dân và các DN trong ngành./.