Để giảm áp lực cho các DN phân đạm trong nước, vừa qua BộCông Thương đã xem xét đến các biện pháp hạn chế hoặc tạm dừng NK tiểu ngạchqua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các DNkinh doanh phân bón, nút thắt của tình trạng dư thừa nguồn cung hiện nay nằm ởbài toán hiệu quả chứ không phải là việc NK dư thừa.
Do 2 nhà máy Đạm Cà Mau và Ninh Bình đang đi vào hoạt động,tổng nguồn cung phân đạm trong nước năm nay ước tính đạt hơn 2,2 triệu tấn. Sovới nhu cầu sử dụng phân đạm cho nông nghiệp ở mức 2 triệu tấn/năm thì sảnlượng như trên ước tính có thể dư thừa khoảng 200 nghìn tấn.
Đó có lẽ là lý do chính nhập khẩu (NK) phân bón của Việt Namđang có dấu hiệu giảm. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng đầu năm2014, khối lượng NK phân bón của Việt Nam giảm 14,9% về lượng và giảm 35,8% vềgiá trị so với cùng kỳ năm 2013, trong đó NK phân đạm giảm 71,7% về lượng vàgiảm 75,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Nhưng, dư cung phân đạm có thể là chuyện chung của nhiềunước sản xuất mặt hàng này. Từ đầu năm đến nay, giá phân bón thế giới có xuhướng giảm dần do nguồn cung dồi dào. Tại thời điểm tháng 4/2014, giá chào bánphân đạm tại Ukrainelà 310-316 USD/tấn (FOB); giá tại Trung Quốc là 295-307 USD/tấn (FOB). Mức giánày giảm 30-40 USD/tấn so với đầu năm và giảm 80-110 USD/tấn so với cùng kỳ năm2013 (giá phân bón tại Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh hơn các thị trườngkhác).
Nhiều dự báo cho rằng, tình trạng cung vượt cầu đối với mặthàng phân đạm ở Trung Quốc có thể kéo dài tới năm 2017 vì hiện nay, năng lựcsản xuất của các nhà máy phân đạm tại nước này là 71 triệu tấn/năm, trong khinhu cầu chỉ khoảng 52 triệu tấn/năm. Thêm vào đó, thời gian tới Trung Quốc sẽ hoànthành thêm khoảng 20 nhà máy sản xuất phân đạm nữa. Như vậy, sức ép cạnh tranhtừ phân đạm NK sẽ còn lớn hơn nữa vì hiện Trung Quốc đang là quốc gia bán sảnphẩm này nhiều nhất sang Việt Nam.Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong tổng số 800 nghìn tấn đạm NK năm 2013thì có tới 731 nghìn tấn được nhập từ thị trường này.
Để giảm áp lực cho các DN phân đạm trong nước, vừa qua BộCông Thương đã xem xét đến các biện pháp hạn chế hoặc tạm dừng NK tiểu ngạchqua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các DNkinh doanh phân bón, nút thắt của tình trạng dư thừa nguồn cung hiện nay nằm ởbài toán hiệu quả chứ không phải là việc NK dư thừa.
Thực tế cho thấy, hiện giá phân đạm NK từ Trung Quốc chỉ daođộng ở mức 6.000-6.500 đồng/kg trong khi các nhà máy đạm trong nước bán xuốngđại lý cấp 1 vẫn ở mức 7.900-8.000 đồng/kg. Xem xét bảng chi phí sản xuất phânđạm ở Nhà máy đạm Ninh Bình cho thấy, chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn tronggiá thành sản phẩm. Chi phí về than để sản xuất đạm tại đây cũng cao hơn nhiềuso với các tính toán trong dự án đầu tư trình Chính phủ vào tháng 2/2007. Trongkhi đó, tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, từ tháng 4/2014 vừa qua giá khíđầu vào cũng đã được điều chỉnh tăng 12% so với mức giá cũ.
Với mức giá cao hơn giá NK này các nhà máy đạm trong nước sẽkhó cạnh tranh được với nguồn đạm từ Trung Quốc đổ về dẫn đến tồn kho lớn. Ghinhận đến hết tháng 4/2014 tồn kho phân đạm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vàokhoảng 130 nghìn tấn. Trong khi đó, chỉ khoảng 2 tháng nữa, dây chuyền mở rộngsản xuất của Nhà máy Đạm Hà Bắc đi vào vận hành thì nguồn cung phân đạm năm2014 sẽ tăng thêm 500 nghìn tấn nữa.
Trước áp lực tồn kho này, nếu muốn bán được hàng, bắt buộccác DN phải tính đến việc giảm giá hoặc mở rộng các thị trường xuất khẩu vì bắtđầu từ tháng 7 nguồn cung phân đạm từ Trung Quốc ra thị trường thế giới sẽ mạnhhơn (do nước này thực hiện chương trình ưu đãi thuế xuất khẩu), kéo giá phânđạm của nước này giảm xuống. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đạm trong nước cònkhá yếu. Thời điểm này đa số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch lúaHè Thu, trong khi ở miền Bắc còn khoảng 1 tháng nữa nông dân các địa phương mớicó nhu cầu phân bón cho vụ mùa.