Sử dụng phân bón giả, nông dân mất tiền thật

08:23 SA @ Thứ Hai - 18 Tháng Tám, 2014

Mặc dù cơ quan kiểm tra đã tích cực vào cuộc nhưng tìnhtrạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn tồn tại trên thị trường gây thiệt vềkinh tế cho người nông dân và doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Sản xuất theo công nghệ “cuốc, xẻng”

Theo báo cáo tại hội thảo quốc gia “Thực hiện Nghị định202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón và chiến lược phát triển nôngnghiệp bền vững” của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), năm 2013, cơ quannày đã kiểm tra 4.689 vụ, phát hiện xử lý 1.483 vụ vi phạm (tăng 31% so với năm2012), tịch thu 813.881kg, 11.830 gói và 1.165 chai phân bón giả, kém chấtlượng. Chỉ tính riêng Quý 1 năm 2014, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đãphát hiện, xử lý 88 vụ vi phạm, tịch thu 88.642kg, 153 chai, lọ với các hành vikinh doanh phân bón giả, lậu, kém chất lượng, quá hạn sử dụng.

Đáng lo ngại, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng do lựclượng QLTT phát hiện chủ yếu tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như:An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, chiếm 84,1% vụ viphạm phân bón kém chất lượng và 80% vụ vi phạm phân bón giả trên cả nước. Cáctỉnh này được xem là khu vực trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, “vựa lúa” lớnnhất cả nước với vai trò bảo đảm an ninh lương thực đồng thời phục vụxuất khẩu.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Namcho rằng: Tình hình phân bón kém chất lượng, giả, nhái nhãn mác chưa được giảiquyết tốt. Năm 2012-2013 có 100 cơ sở và hơn 40 công ty sản xuất phân bón giả,kém chất lượng bán tại 35 tỉnh, thành phố gây thiệt hại lớn cho bà con nôngdân. Phân bón thuộc loại dễ làm giả nhất vì nhiều đơn vị sản xuất áp dụng côngnghệ “cuốc, xẻng”; họ không cần đăng ký, chỉ cần máy trộn thủ công cùng với cácdụng cụ là cuốc, xẻng; sử dụng các nguyên liệu: Đất, bột gạch, đá… để làm raphân bón "thu" tiền của dân.

Tăng cường kiểm tra để "loại" phân bóngiả

Hiện nay, các cơ sở sản xuất trong nước đáp ứng được 80% nhucầu phân bón của cả nước. Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện số phân bón vi phạmchiếm gần 30% số vụ kiểm tra, trong đó 56,4% số mẫu phân bón không đạt chấtlượng.

Đồng thời, việc tiếp thị, quảng cáo phân bón giá, kém chấtlượng được các cơ sở sản xuất không bảo đảm chất lượng thực hiện ngay tại đầubờ ruộng… Hầu hết người nông dân chưa được trang bị kiến thức về phân bón giả,lậu, kém chất lượng. Một vấn đề nữa mà ông Nguyễn Khang, Tổng giám đốc Công tycổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang, nêu ra là sự lẫn lộn thật giả:Hiện nay, xuất hiện phân bón thật nhưng chất lượng thấp. Các cơ sở sản xuấtphân bón lấy 50% phân bón chất lượng của những hãng có uy tín, pha trộn với cácnguyên liệu khác, đóng gói và bán giá thấp hơn so với phân bón chất lượng chínhhãng. Bà con nông dân thấy mẫu mã đẹp mua mà không biết hàng kém chất lượng.

Ông Vũ Đình Tỳ, nông dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, bứcxúc: "Phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân chúng tôi. Tôi biếttrường hợp xuất hồ tiêu sang Ấn Độ bị trả về vì hàm lượng Ni-tơ-rát cao, nguyênnhân do sử dụng phân bón không bảo đảm chất lượng".

Còn ông Võ Tấn Đức, nông dân xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách,tỉnh Bến Tre tỏ vẻ phẫn nộ: "Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng cầnkiểm soát chặt chẽ để hạn chế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượngxuất hiện trên thị trường. Nếu không xử lý nghiêm tình trạng trên thì phân bóngiả còn tràn lan trên thị trường".

Phát biểu tại hội thảo quốc gia nêu trên, Phó thủ tướngHoàng Trung Hải cho rằng: Phân bón giả, kém chất lượng đang là vấn đề tháchthức lớn đối với ngành nông nghiệp. Phó thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan quảnlý phải làm mạnh, quyết liệt hơn. Lực lượng Quản lý thị trường, công an vàchính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra để loại bỏ, xử lý cơ sở sảnxuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng. Phân bón giả ở địa phương nào, lãnhđạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Nguồn: