Thị trường vỏ xe: Lăn theo bánh xe ngoại

09:05 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Sáu, 2014

Với dự báo tăng trưởng từ 2012 đến 2016 trung bình mỗi nămtrên 5%, thị trường vỏ xe Việt Nam đã thu hút hầu hết các tên tuổi lớn nhưBridgestone, Michelin, Kumho, Yokohama, Kenda... Tình hình này khiến các doanhnghiệp (DN) sản xuất vỏ xe chủ lực của Việt Nam như Cao su Sao Vàng (SRC), Caosu Đà Nẵng (DRC) Cao su Miền Nam (CSM) phải điều chỉnh chiến lược sản xuất vàkinh doanh.

Cuộc đua radial

Trước tiềm năng của thị trường Việt Nam, năm 2012, Tập đoànBridgestone (Nhật Bản) đã thành lập Công ty TNHH Bridgestone Việt Nam và triểnkhai dự án Nhà máy sản xuất vỏ xe Bridgestone tại KCN Đình Vũ (Hải Phòng), vớitổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD. Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng và năng lựcsản xuất, tập đoàn này đã rót thêm 573,5 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên1,224 tỷ USD.

Nhà máy đẩy nhanh tiến độ sản xuất vỏ xe Bridgestone dòng vỏradial cho xe du lịch, nửa đầu năm 2016, đạt công suất sản xuất 24.700 vỏ/ngày.Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường toàn cầu tăng mạnh, Bridgestone quyết định sẽđẩy mạnh năng lực sản xuất lên 49.000 vỏ/ngày vào năm 2017.

Tiếp theo năm 2013, Công ty Săm lốp Kumho Tire (thành viêncủa Tập đoàn Kumho Asiana – Hàn Quốc) dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD để mởrộng nhà máy sản xuất vỏ tại tỉnh Bình Dương, nâng công suất từ 3,3 triệuvỏ/năm lên 5 triệu vỏ/năm.

Trong khi đó, ông Lionel Cadeau, Tổng giám đốc Michelin ViệtNam, cho biết: "Tại Việt Nam, Michelin phân phối chủ lực vỏ xe du lịch, xetải nhẹ, nặng, xe buýt, xe công trình. Tuy nhiên, do thị trường Việt Namsố lượng xe hai bánh rất cao nên sản phẩm dành cho vỏ xe 2 bánh cũng đang đượctriển khai mạnh". Dù chưa có kế hoạch đầu tư mở nhà máy ở Việt Nam nhưngông Lionel cho rằng, với 5 nhà máy tại Thái Lan, Michelin vẫn có đủ năng lực đểcung ứng vỏ xe các loại cho thị trường Việt Nam, đặc biệt là vỏ xe tải.

Theo khảo sát, hiện các công ty nội đang nắm hơn 40% thịtrường vỏ xe cả nước, trong khi con số này của các DN nước ngoài là 60%. Đặcbiệt, các DN nước ngoài còn sở hữu thị phần nhiều lợi nhuận nhất là vỏ xe dulịch, đòi hỏi công nghệ sản xuất cao và giá bán cao hơn so với các sản phẩm củaDN trong nước.

Trước sự đầu tư của các công ty nước ngoài, nhất là xu hướngở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Trung Quốc... có đến 50 - 100% nhàsản xuất vỏ xe đã chuyển hẳn sang sản xuất vỏ radial, nên các công ty nội đãtập trung đầu tư vào sản xuất loại vỏ này.

Giữa năm 2013, Công ty Cao su Đà Nẵng đã tiên phong đầu tư2.900 tỷ đồng xây dựng nhà máy săm vỏ radial, dự kiến sản lượng năm 2014 đạt175.000 vỏ. Sản lượng tăng dần theo các năm và đến năm 2018 sẽ đạt công suấtmột triệu vỏ xe /năm. Theo khẳng định của đại diện DRC, khi nhà máy hoàn thànhsẽ tạo thay thế vỏ ngoại nhập.

Năm 2014, Casumina đầu tư 3.380 tỷ đồng xây dựng nhà máy sảnxuất vỏ xe tải toàn thép Casumina Radial ở Bình Dương. Dự án Casumina Radialđược xây dựng theo 3 giai đoạn và công suất lên tới 1 triệu vỏ xe/năm.Theo tínhtoán của Casumina, khi toàn bộ nhà máy hoàn thành, Công ty sẽ có thêm 5.000 tỷđồng doanh thu mỗi năm.

Để đạt tham vọng trở thành nhà sản xuất săm vỏ xe hàng đầukhu vực Đông Nam Á, mới đây Casumina đã quyết định thoái vốn các dự án bất độngsản tại liên doanh Tân Thuận Việt để tập trung vào ở thị trường vỏ radial. ÔngPhạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Casumina, cho biết, năm qua xuất khẩu chiếm 30%doanh số của Công ty.

Dự kiến, năm nay, xuất khẩu sẽ tăng trưởng 15% và Casuminađang hướng đến mục tiêu chiếm tới 50% lượng vỏ xe xuất khẩu. Mục tiêu chiếnlược của Nhà máy Casumina Radial là cung cấp lốp ô tô toàn thép công nghệ caođược làm tại Việt Nam, có chất lượng tốt và ổn định, chủng loại đa dạng để phụcvụ nhu cầu sử dụng trong nước, các thị trường mới đang phát triển như TrungĐông, Nam Á, Đông Nam Á và vươn đến những thị trường đã phát triển như Mỹ, BắcMỹ, châu Âu.

Tương tự, DRC và SRC cũng có kế hoạch tăng doanh thu từ xuấtkhẩu ở mức 7,4% và 6,9% (2013) lên khoảng 10% trong năm nay. Hiện thị trườngxuất khẩu chính của 2 DN này là Campuchia, Bangladesh, Myanmar và Angola.

Mối lo từ Trung Quốc

Theo các chuyên gia trong ngành, cơ sở để các công ty săm vỏnội địa tự tin là do thị trường Việt Nam đang ở thời điểm có nhiều điều kiệnthuận lợi, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cao su tự nhiên dồi dào. Thị trườngcao su nguyên liệu trên thế giới giảm đã khiến các DN sản xuất vỏ radial trongnước thuận lợi hơn.

Ngoài ra, hiện nay nhu cầu sử dụng vỏ radial cho xe tải hạngnặng và xe buýt trong nước ước tính khoảng 2 triệu vỏ/năm và kỳ vọng sẽ tăng3,5% mỗi năm trong những năm tới. Theo ông Phạm Hồng Phú, 80% thị trường ViệtNam đang dùng vỏ radial toàn thép nhưng chỉ mới có 2 công ty DRC và Casumina sảnxuất nên cơ hội còn lớn. Bên cạnh đó, việc sản xuất được vỏ radial toàn thép sẽgiúp tự chủ được vỏ ô tô công nghệ cao, giảm nhập khẩu và tận dụng được nguồncao su nguyên liệu giá rẻ.

Cũng theo ông Phú, chất lượng vỏ xe ô tô của các DN trongnước rất tốt, cạnh tranh được với sản phẩm cùng lọai của DN nước ngoài, nhất lànguồn cung ứng của cả Casumina và DRC đều cao, công suất của mỗi công ty đạthơn một triệu vỏ xe/ năm. Song, khó khăn hiện nay là DN trong nước đang phảicạnh tranh bất bình đẳng với vỏ xe Trung Quốc.

Vì không có hàng rào kỹ thuật kiểm tra, không đăng kiểm nênvỏ do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu về Việt Nam được kê khai giá trị chỉ bằng30% giá xuất xưởng (là giá nhà nhập khẩu thanh toán thật cho các hãng lốp TrungQuốc) của sản phẩm. Khi nhà vận tải trong nước mua vỏ Trung Quốc để sử dụng, họchỉ nhận được hóa đơn thanh toán bằng 30% giá trị phải trả tiền mua thực tế.

Đơn cử, lốp ô tô toàn thép TBR khai báo 75USD/cái, trong khigiá xuất xưởng của sản phẩm này vào khoảng 210 USD (1.300 nhân dân tệ), số tiềnthuế nộp là 28,12USD/cái, nếu khai báo đúng giá trị thật thì tiền thuế phải nộplà 78,75USD/cái. Hành động gian lận này của các DN gây thất thoát cho Nhà nướclà khá lớn.

Theo tính toán của ông Phú, với lượng nhập trung bình hoảng1,5 triệu vỏ/năm, chỉ cần quản lý chặt chẽ, hạn chế được nhập lậu lốp xe từTrung Quốc thì DN sản xuất lốp xe trong nước sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn,mỗi năm Nhà nước thu hơn 75 triệu USD tiền thất thoát từ hàng trốn thuế và nhậplậu. Số tiền này bằng số tiền đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất lốp ô tôhiện đại có quy mô khu vực.

Nguồn: