Mặc dù đã bước vào vụ Hè Thu, nhưng nhu cầu tiêu thụ phân bón tại các tỉnh miền Bắc vẫn đang ở mức thấp, giá phân bón ổn định đạt mức 6.000-7.000 đ/kg. Trong khi tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, lượng hàng tiêu thụ đạt khá, giá phân bón tại các tỉnh này có xu hướng tăng nhẹ.
Trong tuần cuối tháng 7 , giá tiếp tục ổn định so với tuần trước đó. Giá bán ra tại các đại lý cấp 1 đối với DAP (Philippin), DAP (Mỹ), DAP (Trung Quốc) và DAP xanh (Hồng Hà) cuối tuần không đổi so với một tuần trước đó lần lượt đạt 10.600 đ/kg, 10.200 đ/kg, 9.600 đ/kg và 10.800 đ/kg. Tương tự, giá URE (Phú Mỹ) và Ure (Trung Quốc) cũng không đổi lần lượt ở mức 7.000 đ/kg 6.600 đ/kg. Giá NPK Cò Pháp (16-16-8) cuối tuần ở mức 9.200 đ/kg, NPK Cò Pháp (20-20-15) 11.200 đ/kg.
Tham khảo giá phân bón bán ra từ đại lý cấp 1
Tên mặt hàng | Ngày 23/7 | Ngày 30/7 |
DAP (Philippin) | 10.600 | 10.600 |
DAP (Mỹ) | 10.200 | 10.200 |
DAP (TQ) | 9.600 | 9.600 |
DAP xanh (Hồng Hà) | 10.800 | 10.800 |
NPK Cò Pháp (16-16-8) | 9.200 | 9.200 |
BPK Cò Pháp (20-20-15) | 11.200 | 11.200 |
NPK Đầu Trâu (20-20-15) | 11.000 | 11.000 |
NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) | 11.400 | 11.400 |
NPK Việt Nhật (16-16-8) | 8.600 | 8.600 |
Phân KCL (Canada) | 10.000 | 10.000 |
Phân KCL (Israel) | 9.200 | 9.200 |
Super lân (Long thành) | 2.000 | 2.000 |
Urea (Liên Xô) | 6.800 | 6.800 |
Urea (Phú Mỹ) | 7.000 | 7.000 |
Urea (Trung Quốc) | 6.600 | 6.600 |
Sản xuất phân bón tháng 7 cuối vụ tiếp tục giảm nhẹ: phân ure ước đạt 84,1 nghìn tấn, phân lân ước đạt115 nghìn tấn (trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ước đạt 110 nghìn tấn); tính chung 7 tháng so với cùng kỳ, phân ure giảm 1,4% (ước đạt 566 nghìn tấn), phân lân tăng 0,8%, phân NPK giảm 4,9%. Riêng phân DAP ước đạt 75,5 ngàn tấn, chỉ bằng 29,1% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Lượng phân bón nhập khẩu 7 tháng đầu năm giảm mạnh (40-47%) so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 7 ước đạt 200 nghìn tấn, tăng 58,7% so với tháng 6. Như vậy, tổng lượng phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu trong tháng 7 (chưa bao gồm lượng phân vi sinh sản xuất trong nước) ước đạt 431,6 nghìn tấn, tăng 15,7% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã sản xuất và nhập khẩu tổng cộng 3.155 tấn phân bón các loại, giảm 19,3% so với cùng kỳ 2009. Mặc dù lượng phân bón sản xuất trong nước 7 tháng đầu năm vẫn tăng 8,4% so với cùng kỳ nhưng lượng phân bón nhập khẩu lại giảm tới 35,3% so với cùng kỳ 2009.
Trên thị trường thế giới, giá phân bón tháng 7 đã sôi động hơn tháng 6, do nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ phân bón tăng nhẹ tại các thị trường chính. Giá FOB ure hạt trong tại Yuzhny ngày 13/7 là 245-250 USD/tấn; tại Baltic là 242-245 USD/tấn, tăng từ 26-30 USD/tấn so với tháng 6; giá FOB ure hạt đục tại Mỹ là 254-264 USD/tấn, tăng 20-30 USD/tấn so với tháng 6.
Trong thời gian tới, đặc biệt khi bước vào chính vụ, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước tăng, cùng với xu hướng giá ure thế giới liên tục tăng trong những ngày gần đây, giá các loại phân bón tại Trung Quốc tăng khá nhiều do nhu cầu thị trường nội địa tăng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phân bón Việt Nam.
Dự báo trong tháng 8, giá phân bón ure trong nước có xu hướng tăng nhẹ.